Căn bếp nhà bạn sẽ bừng sáng nhờ những kiểu đảo bếp độc đáo và tiện dụng
Dòng chảy cầu thủ Việt kiều đã dịch chuyển về VN trong một thập niên qua, và 2 năm gần đây, khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) "bật đèn xanh" để các đội tại V-League sử dụng cầu thủ Việt kiều, dòng chảy đó lại càng mạnh mẽ. V-League 2 mùa vừa qua luôn có từ 6 - 8 cầu thủ Việt kiều, trong đó có những cái tên đã và đang khẳng định giá trị như Nguyễn Filip, Patrik Lê Giang, Adou Minh hay Jason Quang Vinh… Các đội tuyển trẻ quốc gia cũng đang tích cực tìm cầu thủ Việt kiều. Từng chơi cho các đội tuyển trẻ Hà Lan, Thomas Mai Veeren (tên tiếng Việt là Mai Công Thành) không phải gương mặt mang hai dòng máu đầu tiên khoác áo đội trẻ VN, và chắc chắn cũng không phải cái tên cuối cùng. Ở đợt tập trung sắp tới của U.22 VN, có thể Viktor Lê (CLB Hà Tĩnh), Zan Nguyễn (CLB TP.HCM) hay Andrej Nguyễn An Khánh sẽ lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik.Các cầu thủ Việt kiều, đặc biệt là tài năng trẻ, giúp các cấp độ đội tuyển VN có thêm lựa chọn. Họ sở hữu thể hình lý tưởng với chiều cao tốt, tư duy chơi bóng hiện đại, cùng nếp sinh hoạt chuyên nghiệp và chuẩn mực. Trong giai đoạn toàn cầu hóa bóng đá, khi những đối thủ từ tầm Đông Nam Á đến đẳng cấp châu Á đều mở rộng cánh cửa với những tài năng nằm ngoài biên giới nước mình (sau đó nhập tịch), U.17 VN nói riêng và bóng đá VN nói chung không thể nằm ngoài xu thế.Tuyển mộ cầu thủ Việt kiều hay cầu thủ nước ngoài nhập tịch cũng được, miễn có định hướng rõ ràng, sử dụng hợp lý để tăng chất lượng đội tuyển. Việc này không làm mất đi chỗ đứng của cầu thủ nội, mà ngược lại, làm tăng sức cạnh tranh, buộc các cầu thủ phải cố gắng hết mình. Sự cởi mở về tư duy với cầu thủ mang dòng máu nước ngoài sẽ giúp bóng đá VN có lối đi mới.Học sinh giỏi 21 trường THPT tại TP.HCM được tuyển thẳng ĐH Quốc gia TP.HCM
Trong khi đó, theo Cổng trang tin điện tử của H.Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cũng thông báo tổ chức Ngày hội thả diều khổng lồ tại làng chài Phước Hải (đối diện chợ Phước Hải). Ngày hội quy tụ các câu lạc bộ Diều nổi tiếng ở Việt Nam. Thời gian biểu diễn diều khổng lồ trong 3 ngày, từ 23 - 25.3.2024. Hoạt động này hoàn toàn miễn phí.
Eximbank vinh dự nhận giải thưởng Sao Khuê 2024
Không chỉ tăng mạnh hình phạt với người điều khiển ô tô; để tăng tính răn đe, cải thiện an toàn giao thông, Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168) cũng điều chỉnh, tăng nặng mức phạt đối với các hành vi vi phạm của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy từ 1.1.2025.Trong đó, đáng chú ý một số lỗi phổ biến áp dụng mức phạt tiền lên đến cả chục triệu đồng.Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông là hành vi được đánh giá rất nguy hiểm nhưng rất nhiều người điều khiển xe máy tham gia giao thông thường xuyên vi phạm. Để hạn chế lỗi này, Nghị định 168 quy định, đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy vi phạm từ ngày 1.1.2025 bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng và bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe. Trường hợp vi phạm lỗi này gây tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện bị phạt từ 10 – 14 triệu đồng.Trước đây, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt với hành vi này từ 600.000 – 1.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều" cũng là lỗi vi phạm xảy ra rất phổ biến hiện nay. Nghị định mới quy định, hành vi này bị phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng, trừ 2 điểm giấy phép lái xe. Trường hợp vi phạm lỗi này gây tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện bị phạt từ 10 – 14 triệu đồng.Trước đây, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt với hành vi này chỉ từ 1 – 2 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.Một lỗi khác người điều khiển xe máy cũng bị xử phạt nặng từ năm 2025 là lái xe đi vào đường cao tốc. Cụ thể, Nghị định 168 quy định, người điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc bị phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng; trừ 6 điểm giấy phép lái xe. Trường hợp vi phạm lỗi này gây tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện bị phạt từ 10 – 14 triệu đồng.Trước đây, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt với hành vi này chỉ từ 2 – 3 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 – 5 tháng. Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm dẫn đến tai nạn giao thông, mức phạt chỉ từ 4 – 5 triệu đồng.Tương tự ô tô, mức phạt với người điều khiển xe mô tô, xe máy tham gia giao thông sử dụng rượu, bia cũng tăng mạnh từ ngày 1.1.2025. Trong đó, đáng chú ý, mức phạt tiền "kịch khung" áp dụng cho lỗi này lên đến 10 triệu đồng.Cụ thể, Điểm d Khoản 9 Điều 7 Nghị định 168 quy định, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy hoặc các phương tiện tương tự lưu thông trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt từ 8 – 10 triệu đồng (trước đây chỉ từ 6 – 8 triệu đồng). Mức phạt tương tự nếu người lái xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Đặc biệt, với cả hai lỗi kể trên, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.Ngoài ra, các mức phạt khác cho lỗi điều khiển xe khi trong máu có nồng độ cồn cũng điều chỉnh tăng so với trước đây. Trường hợp điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở, phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng, trừ 4 điểm giấy phép lái xe. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở phạt từ 6 – 8 triệu đồng, trừ 10 điểm giấy phép lái xe.Chủ xe mô tô, xe gắn máy cũng cần lưu ý khi giao xe cho người khác điều khiển. Bởi mức phạt áp dụng với hành vi "giao xe hoặc để phương tiện cho người không đủ điều kiện điều khiển" từ năm 2025 rất cao.Cụ thể, Khoản 10 Điều 32 Nghị định 168 nêu: Phạt tiền từ 8 – 10 triệu đồng đối với cá nhân, từ 16 – 20 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện hành vi vi phạm giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có giấy phép lái xe nhưng đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng).
Sáng 30.12, Bộ Y tế phối hợp UBND TP.HCM, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tổ chức Lễ Phát động "Đăng ký hiến mô, tạng - Cho đi là còn mãi". Nối tiếp thành công lễ phát động đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động ngày 19.5.2024 tại Hà Nội, sự kiện này đã lan tỏa ý nghĩa lớn trong cộng đồng, số lượng người đăng ký hiến tạng tăng cao.Tại lễ phát động, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cam kết với lãnh đạo trung ương sẽ đầu tư cơ sở vật chất, các điều kiện để tiến hành phát động đăng ký hiến mô tạng tại TP.HCM nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đồng thời, ông Mãi cho biết TP.HCM sẽ chỉ đạo ngành y tế, sở ngành các cấp triển khai công tác đồng bộ, tập trung cao cho công tác tuyên truyền, vận động. Bên cạnh đó, nghiên cứu các chính sách, các hình thức tôn vinh để có thể động viên kịp thời các tổ chức, các cá nhân tham gia hiến mô, tạng.Việt Nam hiện đã làm chủ được chuyên môn, kỹ thuật công nghệ và tổ chức điều phối thực hiện ghép tạng. Nhưng hiện nguồn hiến mô, tạng từ người sau chết còn khan hiếm so với nhu cầu người bệnh được ghép. Tỷ lệ hiến tạng Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất thế giới, trong khi đó tỷ lệ ghép lại cao nhất khu vực Đông Nam Á với hơn 1.000 ca/năm. Dù số lượng được ghép cao như vậy nhưng danh sách những người chờ ghép tạng vẫn còn rất dài, có rất nhiều người không có tạng để ghép.Một người chết não hiến tạng có thể cứu sống 6 - 8 người, giúp cải thiện sức khỏe cho gần 100 người, giúp giảm gánh nặng bệnh tật cho người bệnh, gia đình người bệnh và xã hội. Trung bình mỗi năm Việt Nam có từ 10 đến 12 ca hiến tạng sau khi chết. Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, năm 2024, Việt Nam có 39 ca chết não gia đình đồng ý hiến tặng mô, tạng. Con số này chiếm gần 13% trong tổng số ca ghép tạng. "Đây được xem là số ca cao kỷ lục của Việt Nam tính từ trước đến nay. Tuy vậy, số ca này vẫn còn ít so với nhu cầu của người đăng ký nhận tạng, số ca chờ ghép tạng.Trong năm 2024, số ca được chẩn đoán chết não đến ngày 13.12 là 189 ca, có thể thấy số ca hiến còn quá khiêm tốn. So với các nước phát triển như Tây Ban Nha, Mỹ, Hàn Quốc có tỉ lệ hiến tạng khi chết não là 90% thì ở Việt Nam chỉ mới hơn 1%.", Bộ trưởng Bộ Y tế nói.Để đạt được số ca hiến gọi là kỷ lục ở giai đoạn này, bên cạnh công tác truyền thông, các bệnh viện cần đẩy mạnh công tác tư vấn, vận động tại bệnh viện, thành lập tổ tư vấn để vận động tới gia đình khi phát hiện có bệnh nhân chết não tiềm năng. Theo Ban tổ chức, điều đặc biệt để tạo nên thành công là cần sự vào cuộc của cả cộng đồng xã hội, chung tay ủng hộ việc hiến tặng mô, tạng sau chết. Cần sự hoàn thiện về pháp luật để nguồn hiến mô, tạng phát triển trong thời gian tới.
Philippines thêm đối tác nhỏ cho suy tính lớn
Ghi nhận tại IVFTA-HCMC, năm 2022 đơn vị này đã tiếp nhận gần 500 phụ nữ trữ trứng chờ làm mẹ. 6 tháng đầu năm 2023, số ca tăng 30% so với cùng kỳ 2022. Cao điểm, một tuần bác sĩ tiếp nhận 10 - 15 ca. Độ tuổi trữ tinh trùng và trứng được ghi nhận trung bình từ 28 đến 38 tuổi.